>

NỀN KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO CỦA THÁP BÀ PONAGAR

            Thành phố biển Nha Trang luôn là điểm đến hàng đầu của các du khách. Nơi đây thu hút du khách bởi bờ biển cát trắng mịn dài tắp, nước biển xanh trong mát lành, những rặng san hô tự nhiên và nhiều danh thắng nổi tiếng. Bên cạnh đó Nha Trang còn biết đến là một thành phố có bề dày lịch sử của những nền văn hóa cổ với những di tích còn tồn tại mãi với thời gian. Đến với Nha Trang bạn không thể bỏ qua tháp Bà Ponagar - một quần thể kiến trúc đặc biệt, ghi dấu cho thời kỳ Hindu giáo phát triển rực rỡ nơi đây.

         Cách trung tâm Thành phố du lịch Nha Trang không xa về phía Bắc 2 km, tháp Ponagar xinh đẹp nằm gọn gàng trên một quả đồi nhỏ bên bờ sông Cái hiền hòa. Vị trí ngọn đồi khá thoáng gió với độ cao khiêm tốn chỉ 50 m so với mặt nước biển. Từ xa bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra tháp Ponagar vì hình dáng và kiến trúc rất đặc sắc.

Tháp Ponagar bên sông Cái (Ảnh: ST)

Tháp Bà Ponagar là một quần thể kiến trúc lớn và được phân bố trên 3 mặt bằng: Tháp Cổng, Mandapa và khu đền tháp. Do biến động của lịch sử, hiện nay khu di tích còn lại 5 công trình kiến trúc ở hai mặt bằng: Gồm Mandapa (tiền đình) và Khu đền Tháp ở phía trên.

Mandapa (Tiền đình)
Khu vực Mandapa: có bốn hàng cột lớn xây bằng gạch nung, bao gồm 10 cột lớn phía trong và 12 cột nhỏ hình bát giác ở phía ngoài. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng, đây là kiến trúc hở tường bao và có mái che bằng các vật liệu nhẹ, vì trên mỗi cột lớn, tương ứng với chiều cao cột nhỏ đều có “lỗ mộng”. Trải qua thời gian, hiện nay không còn dấu vết mái che của Mandapa. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây có thể là nơi các tín đồ chuẩn bị các lễ vật trước khi lên hành lễ ở các đền tháp phía trên.

Khu tiền đình (ảnh st)

Khu đền tháp

Theo sử sách và những kết quả khảo sát thực địa, khu đền tháp này có tất cả sáu đền tháp. Ngoài bốn đền tháp còn hiện hữu, còn có hai đền tháp ở khu vực phía sau, nhưng hiện nay chỉ còn nền móng của tháp cũ. Người Chăm gọi tháp là Kalan, dịch sang tiếng Việt nghĩa là đền, tháp.

Các tháp Chăm ở đây được xây dựng theo bình đồ hình vuông. Mỗi tháp đều có bốn cửa ở bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Ba cửa ở ba hướng tây, nam và bắc chỉ là những ô cửa giả. Riêng cửa phía đông được mở ra và kéo dài như một tiền sảnh.

Tháp Đông Bắc
– Tháp Chính, tháp cao khoảng 23m. Theo các nhà nghiên cứu, niên đại của tháp Chính được xây dựng lần đầu tiên vào các năm 813 – 817 và trải qua những biến cố của lịch sử, tháp đã được xây dựng lại vào khoảng giữa thế kỷ XI.

– Trên những trụ đá ở cửa là những bia ký khắc chữ Sancrit và chữ Chăm cổ ghi chép về việc xây dựng đền tháp và cúng dường lễ vật của các vua, chúa và hoàng tộc Chăm lên Nữ thần và việc Nữ thần ban phúc lành cho muôn dân.
Trích dẫn một bia ký: Nữ thần của Kauthara, người có tấm thân rực sáng bởi vẻ đẹp và tấm choàng tuyệt hảo bằng vàng, người có khuôn mặt ngời sáng rạng rỡ và đẹp đẽ như đóa hoa sen và đôi má sáng chói bởi ánh sáng của ngọc ngà châu báu, đã luôn ban phước cho tất cả những ai quỳ xuống cầu nguyện trước mặt mình.

Tháp Nam:
– Tháp cao 18m, có quy mô lớn thứ hai trong toàn bộ tổng thể kiến trúc ở khu đền tháp Ponagar. Ngôi tháp có bộ mái tương đối lạ trong quần thể kiến trúc Tháp Bà. Phần đế và thân của tháp vẫn được xây theo mô típ tháp Chăm truyền thống song phần mái được thu gọn lại thành một tầng chóp, kéo dài lên phía trên, đỉnh đặt 01 trụ linga. Tháp có niên đại thế kỷ XIII.

Đây là nơi thờ thần Shiva. Theo truyền thuyết của người Việt gọi đây là tháp Ông, thờ chồng bà Thiên Y A Na.

Tháp Đông Nam:
– Đây là ngôi tháp có quy mô nhỏ nhất. Tháp xây đơn giản, cao 7,1m và hình dáng bên ngoài đã bị hư hại nhiều. Mái xây hình yên ngựa (hình thuyền), hình dáng mái hình thuyền quen thuộc của những cư dân Đông Nam Á hải đảo. Đây có thể là kiến trúc phụ trong quần thể kiến trúc này và thuộc loại muộn, khoảng thế kỷ XI – XII. Tháp thờ thần Skandha – con thần Shiva là vị thần tượng trưng cho sức mạnh, chiến tranh. Theo truyền thuyết của người dân địa phương  tháp thờ ông bà Tiều là cha mẹ nuôi của Thiên Y A Na Thánh Mẫu.

Tháp Tây Bắc:
– Tháp cao 9m, là ngôi tháp duy nhất còn khá nguyên vẹn về kiến trúc và trang trí. Trên mỗi ô cửa giả đều có hoa văn trang trí hình các linh vật, được chạm trổ tinh xảo trên nền gạch nung. Trên ô cửa giả phía nam là hình ảnh chim thần Garuda, ô cửa giả phía bắc là hình ảnh thần Kala – vị thần thời gian, ô cửa giả phía tây là hình tượng nữ thần cưỡi voi. Tháp chỉ có một tầng và tầng mái cong mô phỏng hình chiếc thuyền, đầu hồi trang trí các mô típ lá đề mềm mại cong nhọn, uốn vào trong, phô ra hai trán nhà có chạm khắc một vị thần ngồi dưới tán của các đầu rắn Nagar. Đây là tháp thờ thần Ganesha – vị thần biểu tượng của may mắn, trí tuệ và hạnh phúc. Theo truyền thuyết của người dân địa phương, tháp thờ Cô, Cậu (con của bà Thiên Y A Na).

Bia ký:
– Bia ký cổ Chămpa tại Tháp Bà Pô Nagar có giá trị không nhỏ đối với các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu lịch sử khu đền tháp này nói riêng, cũng như lịch sử, văn hoá và tôn giáo của vương quốc Chămpa nói chung. Hiện nay, theo tài liệu được biết ở Pô Nagar có 28 đơn vị minh văn; trong số đó có một số bia chưa dịch được nội dung.

Các bia di tích tại Tháp Bà Ponagar

Quý khách hãy đặt tour Nha Trang để trải nghiệm những điều tuyệt vời nhất trong hè này và có được giá ưu đãi nhất trên thị trường.

Du lịch - Du thuyền

Hotline: đặt chỗ

(024) 62 691 832-0862139999

 

 

 

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
binh-luan

Obsetsmem

26 October, 2022 09:04 AM
lasix for fluid overload Some people say this changes the substance to an entirely different steroid, some say it just adds the methylated bond, but the base substance remains the same
binh-luan

Undicle

13 May, 2022 12:43 AM
Hqdaru https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Omzlzp Propecia Marcas buy cheap cialis discount online Qlizqo Aiuynm Facioscapulohumeral muscular dystrophy affects about out of people. https://newfasttadalafil.com/ - cialis daily