>

Những dấu hiệu cơ bản của bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Những dấu hiệu cơ bản bệnh thiểu năng tuần hoàn não bao gồm: đau đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, mất ngủ, ngủ chập chờn, suy giảm trí nhớ,...

Đau đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, bồn chồn, mất ngủ, ngủ chập chờn hoặc suy giảm chí nhớ, mệt mỏi, hay cáu gắt vô cớ... là triệu chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Hình ảnh Những dấu hiệu cơ bản của bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Các triệu chứng của bệnh ban đầu thường xuất hiện thoáng qua, về sau tiến triển, hay tái phát.

Thiểu năng tuần hoàn não (hay còn được gọi rối loạn tuần hoàn não) là do lượng máu lên não giảm, làm giảm sự cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não khiến cho tế bào thần kinh não thiếu năng lượng để hoạt động, từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động chức năng của não.

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở những người trung niên và cao tuổi, đặc biệt là ở những người lao động trí óc. Ngày nay, với vô số yếu tố bất lợi cho sức khỏe của cuộc sống hiện đại như là: ô nhiễm môi trường, lối sống mất cân bằng, thiếu khoa học, thường xuyên bị căng thẳng thần kinh, chế độ ăn uống không khoa học… thì bệnh cũng có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi tuy nhiên số lượng ít.

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não do nhiều nguyên nhân, thường gặp là xơ vữa động mạch, lão hóa động mạch, bệnh tim mạch (suy tim, hở van tim, hay bị rối loạn huyết áp…), thoái hóa đốt sống cổ dẫn đến chèn ép vào động mạch đốt sống, do dị dạng động mạch bẩm sinh, do có cục máu đông, do các chèn ép từ bên ngoài hoặc do các bệnh thần kinh (u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8).

Đau âm ỉ khắp cả vùng đầu là triệu chứng thường gặp đồng thời cũng chính là triệu chứng xuất hiện sớm nhất của bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Hay đau sau gáy, vùng chẩm, đôi khi là đau âm ỉ hoặc từng cơn lan lên nửa bên đầu. Hiện tượng chóng mặt kèm theo buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn; có khi cảm thấy hoa mắt, mắt tối sầm mặt lại, thường gặp là khi chuyển tư thế nằm sang tư thế đứng đột ngột. Đặc biệt là bị rối loạn về giấc ngủ (ngủ chập chờn thậm chí mất ngủ); trong người luôn có cảm giác bồn chồn, nhanh quên, mệt mỏi, hay cáu gắt vô cơ... Các triệu chứng của bệnh lúc đầu thường xuất hiện thoáng qua, sau tiến triển, hay tái phát.

Bênh nhân thiểu năng tuần hoàn não có thể diễn tiến lâu ngày và gây biến chứng nặng nề khiến đột quỵ, nhồi máu não, xuất huyết não dẫn đến gây liệt nửa người hoặc tử vong đột ngột.

Bởi vây, khi xuất hiện các triệu chứng bệnh trên nên đến các cơ sở y tế khám sớm để tìm ra nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não từ đó điều trị tận gốc, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý như: ăn nhiều rau, quả, cá (mỗi tuần nên ăn vài ba bữa cá), hạn chế ăn nhiều thịt, không nên ăn mỡ động vật để đề phòng mắc các chứng bệnh thừa cân, béo phì, hay tăng mỡ máu gây xơ vữa động mạch. Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C, folic, kẽm… nhằm ngăn ngừa thiếu máu. Không nên hoặc hạn chế đến mức tối đa sử dụng rượu, bia và không nên hút thuốc lá.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vừa sức như: đi bộ, chơi bóng bàn, cầu lông, cờ tướng...; không tắm nước lạnh khi mới đi ngoài trời nắng nóng về; vào mùa lạnh nên mặc áo ấm, nằm ngủ tránh gió lùa, nhất là nửa đêm và gần sáng thức giấc cần nằm một lúc mới ngồi dậy… Người bị mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não cần phải được theo dõi huyết áp và tình trạng thiếu máu thường xuyên để có phương án điều trị nguyên nhân gây bệnh.

bệnh thiểu năng là gì bệnh thiểu năng trí tuệ chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não phác đồ điều trị thiểu năng tuần hoàn não thiểu năng tuần hoàn não nên ăn gì thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ thuốc điều trị thiểu năng tuần hoàn não
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.